Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

(Banker.vn) Giá cà phê xuất khẩu biến động. Sau 3 phiên tăng liên tiếp, Arabica quay đầu giảm nhẹ, trong khi Robusta tăng ở kỳ hạn tháng 7, giảm ở kỳ hạn tháng 9
Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2024 tăng 1 USD/tấn, ở mức 3.440 USD/tấn, giao tháng 9/2024 giảm 2 USD/tấn, ở mức 3.362 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica giao tháng 7/2024 giảm 0,3 cent/lb, ở mức 201,15 cent/lb, giao tháng 9/2024 giảm 0,05 cent/lb, ở mức 199,95 cent/lb.

Giá cà phê 2 sàn diễn biến trái chiều phiên cuối tuần. Sau 3 phiên tăng liên tiếp, Arabica quay đầu giảm nhẹ, trong khi Robusta tăng ở kỳ hạn tháng 7, giảm ở kỳ hạn tháng 9.

Giá cà phê Robusta trên sàn London lập kỷ lục 4.500 USD/tấn vào cuối tháng 4/2024. Dù đến nay đã hạ nhiệt nhưng giá vẫn đang ở mức cao hơn đáng kể so với thời điểm cuối năm ngoái.

Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Robusta giằng co
Sau 3 phiên tăng liên tiếp, Arabica quay đầu giảm nhẹ, Robusta tăng ở kỳ hạn tháng 7, giảm ở kỳ hạn tháng 9

Giá cà phê trong nước giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 98.000 - 99.000 đồng/kg.

Từ đầu năm, cà phê nội địa tăng sốc, rồi giảm sâu nằm ngoài diễn biến của nhiều bên tham gia thị trường. Đầu tháng 5, giá cà phê tại Việt Nam và Robusta quay đầu giảm mạnh từ mức đỉnh lịch sử. Robusta đánh mất 18% chỉ trong một tuần giao dịch. Hiện tại, giá cà phê tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ đồng loạt quay về dưới mốc 100.000 đồng/kg, đánh mất gần 30% so với mức đỉnh lịch sử vào cuối tháng 4/2024.

Từ đầu năm, cà phê tăng sốc và giảm sâu nằm ngoài diễn biến của nhiều bên tham gia thị trường. Đầu tháng 5, giá cà phê tại Việt Nam và Robusta quay đầu giảm mạnh từ mức đỉnh lịch sử. Robusta đánh mất 18% chỉ trong một tuần giao dịch. Giá cà phê tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam bộ đồng loạt quay về dưới mốc 100.000 đồng/kg, đánh mất gần 30% so với mức đỉnh lịch sử vào cuối tháng 4/2024.

Trên thị trường thế giới, theo các nhà phân tích, giá cà phê đang giảm chủ yếu do ảnh hưởng từ hoạt động thanh lý của các quỹ đầu cơ, kết hợp cùng sự chuyển hướng tích cực về nguồn cung cà phê tại một số quốc gia sản xuất lớn. Theo chu kỳ hàng năm, thời điểm từ tháng 5 trở đi, tâm điểm chú ý của thị trường cà phê thế giới sẽ dịch chuyển dần từ Việt Nam sang Brazil và Indonesia, khi hoạt động thu hoạch cà phê tại các quốc gia này bước vào chính vụ.

Giá cà phê giảm chủ yếu do ảnh hưởng từ hoạt động thanh lý của các quỹ đầu cơ, kết hợp cùng sự chuyển hướng tích cực về nguồn cung cà phê tại một số quốc gia sản xuất lớn.

Khi nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới - Brazil bắt đầu thu hoạch, tồn kho tăng, thông tin xuất khẩu toàn cầu tăng, thời tiết có lợi hơn, là những lý do chính kéo cà phê giảm mạnh từ đầu tháng. Dự báo, những thông tin về tình hình thu hoạch và sản xuất cà phê tại các quốc gia trên trong thời điểm này sẽ có tác động trực tiếp lên giá cả giao dịch trên thị trường.

Trị giá nhập khẩu từ nhiều thị trường lớn như EU, Mỹ, Canada, Anh giảm so với cùng kỳ năm 2023. Căng thẳng ở Biển Đỏ có thể ảnh hưởng đến 36% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu trong quý I/2024, chủ yếu là cà phê xuất khẩu từ Đông Nam Á.

Tại EU, nhập khẩu cà phê của khu vực này từ thị trường ngoại khối giảm trong tháng 1/2024, sau đó tăng trở lại vào tháng 2/2024. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, EU nhập khẩu cà phê từ thị trường ngoại khối đạt 1,82 tỷ EUR (tương đương 1,94 tỷ USD), giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù vậy, EU vẫn tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 318 triệu EUR (tương đương 340 triệu USD), theo Bộ Công Thương Việt Nam.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối tăng từ 13,9% trong 2 tháng đầu năm 2023 lên 17,46% trong 2 tháng đầu năm 2024.

Tại Nhật Bản, trị giá nhập khẩu cà phê của thị trường này trong tháng 1/2024 đạt 120,1 triệu USD, tăng 22,4% so với tháng 1/2023. Trong đó, Nhật Bản nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 38,3 triệu USD, thị phần chiếm 31,91%. Nhìn chung, mức giảm trên chỉ diễn ra trong ngắn hạn bởi nhu cầu tiêu thụ tăng.

Ngọc Ngân

Theo: Báo Công Thương