Tăng trưởng tín dụng năm 2023 mới đạt khoảng 8,4%

(Banker.vn) Các ngân hàng thương mại đều thừa nhận "thích cho vay" bởi không cho vay được là "thất nghiệp". Nhưng trong bối cảnh hiện nay, tất cả các phân khúc khách hàng đều bị ảnh hưởng nên giải ngân tín dụng là "bài toán khó".

Chiều ngày 30/11, chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về điều hành tăng trưởng tín dụng trong thời gian cuối năm 2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, chỉ còn một tháng nữa là kết thúc năm 2023, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng không đạt được như mục tiêu đặt ra từ đầu năm là 14,5%.

Tăng trưởng tín dụng năm 2023 mới đạt khoảng 8,4%
Hình minh họa.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến thời điểm ngày 23/11, dư nợ toàn hệ thống tăng 8,38% so với cuối tháng 12 năm trước. Dư địa còn lại của toàn hệ thống để các tổ chức tín dụng mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn, khoảng 6,2%, tương đương khoảng 735 ngàn tỉ đồng để cấp cho nền kinh tế.

Tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua chưa cao chủ yếu do nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, quá trình phục hồi còn chậm nên cầu tín dụng giảm và sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế còn yếu.

Đại diện một số ngân hàng cho biết, mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra trong năm nay 14,5% cao hơn năm trước. Trong bối cảnh khó khăn chung, cầu tín dụng suy giảm, dù NHNN điều hành khá hợp lý, mặt bằng lãi suất cho vay đã hạ sâu, các ngân hàng thương mại đưa ra nhiều chương trình ưu đãi nhưng việc giải ngân vẫn chậm.

Trong bối cảnh các ngân hàng không thiếu vốn nhưng để bơm vốn cho nền kinh tế, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng, vấn đề không chỉ nằm ở công tác điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng hay room tín dụng mà còn nằm ở khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Các ngân hàng thương mại đều thừa nhận "thích cho vay" bởi không cho vay được là "thất nghiệp". Nhưng trong bối cảnh hiện nay, tất cả các phân khúc khách hàng đều bị ảnh hưởng nên giải ngân tín dụng là "bài toán khó".

Thực tế cho thấy, khi thị trường nước ngoài giảm sút, tổng cầu trong nước và thế giới đều giảm, doanh nghiệp không có đơn hàng, co cụm lại, không những không vay vốn mà khi bán được hàng tồn kho họ còn trả lại tiền cho ngân hàng. Những người có khả năng vay và trả thì không có nhu cầu, bởi nếu vay vốn sản xuất mà để tồn kho thì rất nguy hiểm. Chính vì vậy đối với những khách hàng tốt, các ngân hàng thương mại "tranh nhau để cho vay", nhưng cũng có những nhóm khách hàng cần phải thận trọng để để phòng ngừa rủi ro.

Các ngân hàng thương mại đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp tổng thể hơn, nhất là giải quyết những vướng mắc pháp lý liên quan tới các dự án bất động sản; triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công… qua đó khơi thông dòng chảy tín dụng.

NHNN chia lại room tín dụng cho nhiều ngân hàng

Trong thông báo vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi sáng nay (30/11), NHNN cho biết, những ngân hàng đạt đến 80% chỉ ...

Ngân hàng của bầu Thụy đã dùng gần hết room tín dụng, đã làm đơn xin nới thêm

Bức tranh tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong năm 2023 đang có sự phân hóa rõ rệt, nhiều ngân hàng đang “tồn ...

Thùy Chi (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán