VietBank mới thực hiện được 7% kế hoạch lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh

(Banker.vn) Nguồn thu chính của ngân hàng sụt giảm, cùng với việc chí phí hoạt động tăng mạnh và tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong bối cảnh nợ xấu tăng cao đã khiến lợi nhuận của VietBank lao dốc tới 63% trong quý I/2024.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCoM: VBB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 73,4 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ.

VietBank mới thực hiện được 7% kế hoạch lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCoM: VBB)

Trong kỳ, nguồn thu chính của ngân hàng là thu nhập lãi thuần ghi nhận giảm 6% so với cùng kỳ, xuống còn gần 450 tỷ đồng. Theo lý giải của VietBank, nguyên nhân do lãi suất liên ngân hàng giảm nên nguồn thu nhập lãi từ thị trường 2 mang lại thấp hơn.

Mặc dù vậy, các nguồn thu ngoài lãi lại tăng trưởng so với cùng kỳ. Trong đó, lãi từ dịch vụ tăng 56% so với cùng kỳ, đem về cho ngân hàng gần 34 tỷ đồng, chủ yếu tăng từ nguồn thu nhập nghiệp vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân hàng số.

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 63% nhờ tận dụng cơ hội kinh doanh khi tỷ giá biến động, thu được khoản lãi hơn 21 tỷ đồng cho ngân hàng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận lãi hơn 9 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ, nhờ tận dụng các cơ hội trên thị trường trái phiếu Chính phủ.

VietBank mới thực hiện được 7% kế hoạch lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh
Nguồn: BCTC VietBank.

Trong quý đầu năm này, chi phí hoạt động của ngân hàng ghi nhận tăng 7% so với cùng kỳ, lên mức gần 350 tỷ đồng, chủ yếu do tăng chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí đầu tư tài sản.

Trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VietBank đã tăng 4,3 lần so với cùng kỳ trong bối cảnh nợ xấu tăng cao, lên mức hơn 90 tỷ đồng. VietBank cho biết, do dư nợ cho vay quý I/2024 tăng, ngân hàng tăng chi phí trích lập dự phòng cụ thể nhằm tạo bộ đệm dự phòng vững chắc, nâng cao chất lượng tài sản trong trương lai.

Theo đó, do nguồn thu nhập chính sụt giảm, chi phí hoạt động tăng cao công thêm việc phải tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, VietBank ghi nhận lợi nhận trược thuế lao dốc tới 63%, xuống chỉ còn 73,4 tỷ đồng.

Tại thời điểm ngày 31/3/2024, tổng tài sản của VietBank ghi nhận ở mức gần 138.858 tỷ đồng, gần như đi ngang so với thời điểm hồi đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 81.488 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với hồi đầu năm. Tiền gửi khách hàng đạt gần 93.437 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm.

Về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu VietBank tại thời điểm cuối tháng 3/2024 là hơn 2.524 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay tăng từ mức 2,56% đầu năm lên 3,1% vào cuối quý 1.

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 vừa được tổ chức cách đây ít ngày, VietBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2024 khá thận trọng với mục tiêu phấn đấu lợi nhuận trước thuế ở mức 1.050 tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước, bên cạnh đó ngân hàng dự kiến kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới hoặc bằng 2,5% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (mức quy định là 3%).

Như vậy, kết thúc quý đầu năm 2024, mặc dù đề ra kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận thận trong, tuy vậy VietBank mới chỉ hoàn thành gần 7% kế hoạch đề ra trong 2024. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu cũng đã vượt quá kế hoạch đề ra, lên mức báo động.

Agribank đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 2% trong năm 2024

Trong báo cáo thường niên năm 2023 vừa công bố, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố. ...

Hàng tồn kho tăng mạnh, Hoa Sen (HSG) vượt kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng

Kết thúc 6 tháng đầu năm niên độ tài chính 2023 – 2024, Hoa Sen đã vượt kế hoạch lợi nhuận trong kịch bản 1 ...

Cao Hậu

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán